Anh hãy là một điểm sáng sao đêm
Và coi em như là một mặt phẳng
Dẫu anh có ở ngàn trùng xa cách
Đều có đường ngắn nhất , đến bên em
Trong mặt phẳng xuyên tâm , anh vuông góc
Em đón nhận một đường giao tuyên chung
Chiếu thẳng đi anh , cho đến tận cùng.
Giao điểm anh , em mừng nên bật khóc.
Trong không gian, bao đường ngang dọc
Thì anh ơi! đường vuông góc đừng quên
Điểm hội tụ chỉ từ đó mà nên
Em đón chân anh trên đường giao tuyến
Kể từ đây đôi ta là đồng phẳng
Đường ta đi luôn có giao điểm chung
Dẫu có xa nhau mãi tận vô cùng
Mà vẫn gần bởi có đường vuông góc
Kể từ đây không gian nhiều biến đổi
Anh vẫn về từ vô cực xa sôi
Sau cách chia ,hạnh phúc lại nhân đôi
Bởi có anh chiếu đường vuông góc rồi
Chú thích bài thơ
Một trong những cách tính khoảng cách từ điểm A tới một mặt phẳng (Q) là :Và coi em như là một mặt phẳng
Dẫu anh có ở ngàn trùng xa cách
Đều có đường ngắn nhất , đến bên em
Trong mặt phẳng xuyên tâm , anh vuông góc
Em đón nhận một đường giao tuyên chung
Chiếu thẳng đi anh , cho đến tận cùng.
Giao điểm anh , em mừng nên bật khóc.
Trong không gian, bao đường ngang dọc
Thì anh ơi! đường vuông góc đừng quên
Điểm hội tụ chỉ từ đó mà nên
Em đón chân anh trên đường giao tuyến
Kể từ đây đôi ta là đồng phẳng
Đường ta đi luôn có giao điểm chung
Dẫu có xa nhau mãi tận vô cùng
Mà vẫn gần bởi có đường vuông góc
Kể từ đây không gian nhiều biến đổi
Anh vẫn về từ vô cực xa sôi
Sau cách chia ,hạnh phúc lại nhân đôi
Bởi có anh chiếu đường vuông góc rồi
Chú thích bài thơ
*Dựng giao tuyến chung là đường thẳng c giao của hai mặt phẳng (P) và (Q) "Em đón nhận một đường giao tuyến chung"
* Trong mặt phẳng (P) đi qua A và vuông góc với Mặt phẳng (Q) ,qua điêm A dựng đường thẳng AH vuông góc với giao tuyến c, tôi mô tả bởi "Chiếu thẳng đi anh cho đến tận cùng"
Đường vuông góc dựng qua A sẽ cắt giao tuyến c tại điểm H Thay bởi câu"Giao điểm anh , em mừng nên bật khóc"
Khoảng cách từ A tới mặt phẳng (Q) chính là độ dài đường vuông góc AH .
Câu em đón chân anh trên đường giao tuyến tôi ám chỉ chân anh là điểm H là chân đường vuông góc hạ từ A luôn luôn năm trên giao tuyến c là giao tuyến chung của hai mặt phẳng (P) và (Q).
- Nếu bài toán mà hình vẽ chưa có mp (P) đi qua A và (hình vẽ màu xanh) vuông góc với (Q) thì dựng mp(P) như sau
1. Tìm đường thẳng m đi qua A và vuông góc với một đường thẳng a mằm trong mp(Q) (m và a chéo nhau)
2.Chiếu vuông góc A lên a (hình chiếu của A trên a là E). Khi đó mp(P) là mặt phẳng xác định bới hai đường thẳng m và AE .
Trong toán học việc xác định được đường vuông góc AH này hay xác định được chân đường vuông góc H. thì bài toán tính khoảng cách từ A tới mặt phẳng (Q) mới có thể giải được.Xác định được điểm H là mấu chốt của bài toán vì thế nên" em đã rất mừng mà bật khóc" .
Chúc các bạn biết cách tìm ra đường vuông góc để giảm tối đa, chi phí cũng như sức lực để hoàn thành một công việc nào đó
Nếu tình yêu nằm trong bài toán học
ReplyDeleteThì hạnh phúc tính trong số một hai
Điểm trao tình có lẽ ...đáp số dài
Và số âm là xa lòng luyến nhớ
.
Ai ngồi tính tình yêu trên sách vở
Có tính căn của ân nghĩa rời xa
Điểm nào đây chỉ bóng với cùng ta
Có thể hiện trên cùng một mặt phẳng ............
............
Hơ hơ ...tớ không hiểu được bài toán tình này đâu-nhất định không hiểu -
Mừng bạn đã trở về
DeleteBạn đi đâu lâu thể
Dù xa vẫn có thể
Lại trở về rất gần
Nếu thấy đường vuông góc
Dẫu có là mệt nhọc
Xin đừng quên đường này
Chiều ngắm nhìn mây bay
Ta chiếu đường vuông góc
Dĩ nhiên bạn không hiểu
DeleteVì đây một bài toán
Dựng một đường vuông góc
Từ điểm tới mặt phẳng
Bạn đã quên bao lâu
Giờ sẽ lại bắt đầu
Sao không phải nghĩ lâu
Toán học đứng hàng đầu
Chính xác là tuyệt đối
Không thể nào gian dối
Xin đừng có nóng vội
Xin đừng ngại lôi thôi
Kết quả sẽ tuyệt vời
Tình yêu toán học thật thú vị Bạn ơi
ReplyDeleteMột tuần mới mọi việc luôn tốt đẹp Bạn nhé
Cảm ơn bạn chúc tuần mới nhiều thành công nhé
DeleteChị tuyệt thật. Em từng nghe bạn bè em là giáo viên dạy toán bảo rằng: "những người dạy toán khô khan", trước khi biết về chị thì thế, và rồi mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn khi được biết về các bài viết của chị!
ReplyDeleteEm cảm thấy mình sai, cái sai khi chưa biết rằng "toán học không khô khan" như người ta tưởng! Cái sai khi cứ tin vào những nhận xét phiến diện mà chẳng chịu tìm hiểu cặn kẽ những "tâm hồn thi sĩ ẩn chứa bên trong các công thức toán" và có lẽ đó chính là cái riêng trong "nét văn, nét thơ" của chị - Chị Anh Nguyen!
Em vẫn thường ghé đọc các bài thơ của chị, cái tâm trạng cụ thể mà bài thơ để lại cho không chỉ được gợi lên qua một vài sự kiện, một vài cảm xúc suy nghĩ, thì sau bài thơ này, tâm trạng ấy được bồi đắp từ rất nhiều sự kiện, từ cả một câu chuyện tường tận, từ hàng loạt suy nghĩ và cảm xúc của riêng mình cũng như ai đã từng một lần được đọc nó.
“Bài thơ tình toán học”, em xin phép được gọi nôm na như thế! Nó như là một nét lắng lại, và chợt nó mở ra trong hồn mình là cả một dòng tâm trạng, cả một chuỗi xúc cảm mênh mông về chiều rộng lẫn chiều sâu!
Hồn – cái mà em đã bắt gặp trong các bài viết của chị. Với Hàn Phi, mặc dù những bài viết ấy chưa phải kiệt tác nhưng cái độc đáo vẫn là có nét riêng, phải nói là rất riêng của một hồn thơ đang trỗi dậy!
Chúc chị luôn có những bài viết hay!
Em, Hàn Phi
Cảm ơn những nhận xét rất nhiều động viên đối với chị. đúng là quan niệm "Toán khô khan , khó khổ " cũng chẳng sai .mà cũng không đúng bởi tính chất không thiên vị của nó đúng là đúng mà sai là sai nó cứng nhắc khô khan ở lẽ đó . những những ngôn từ chuyên môn riêng của toán thì lại rất gạn lọc chuẩn xác rành mạch rõ rằng . mà mộc mạc vì vậy nêu trong thơ mà lồng được toán vào thì sự mô tả tâm trang sự vật, hoàn cảnh rất sắc nét , đi vào lòng người , chị cũng rất thích thể loại này .
ReplyDeleteTrong không gian hai ta cùng đồng phẳng
Có lẽ nào hai đương thẳng song song
Điểm hội tụ ở vô cực hoài mong
Tiếp điểm chung không thực bao gời
Anh về không ? từ vô cực xa sôi
Có thể em, phải dùng phép biến đổi
Một phép đồng dạng tỉ số k
Để anh là quỹ tích của đời em
Hay "Có lúc gần còn chút ép si lon
Lai bổng xa ở hai đầu vô cực"
ở đây ép si lon là một số dương nhỏ tùy ý nhỏ bao nhiêu cũng được . còn hai đâu vô cực nói lên sự xa cách lớn vô cùng lớn bao nhiêu tùy ý .Như vậy đấy em thấy không ngôn ngữ của toán diễn đạt có sâu sắc lột tả tâm trạng rõ ràng rành rọt không.
chị tài mọn cứ viết đại cho vui em ạ . cảm ơn những chia sẻ của em .
anh chẳng muốn điểm nào trên mặt phảng
ReplyDeletesợ xô nghiêng hai đứa lệch pha nhau
ai vô tình cho đoạn chéo cắt ngang
ta sẽ lạch trên đường đời vạn kiếp
dù chung một tâm nhưng hai đầu xa thẳm
lạc hướng con đường thành mãi song song
thôi anh chỉ cần một điểm chung nhau
để mãi mãi không bao giờ xa cách
hiiiiiiiiiiiiiiiii..............
Dẫu có sao chăng nữa
DeleteXin hãy về chung trong cùng mặt phẳng
Chẳng thể nào hai đoạn chéo cắt nhau
Rồi lệch lạc trên đường đời vạn kiếp
Ngoài vô cực cũng chẳng có điểm chung
....................
biết có bao nhiêu đường vuông góc
ReplyDeleteNgẩm cuộc đời có phải là hình học
Phép dựng hình chẳng thể suy ra
Tia ánh xạ hé ra như mời mọc
Trong không giạn có vạn đường ngang dọc
ReplyDeleteCó một và chỉ một đường vuông góc
Em đâu dám mở ánh xạ mời mọc
Chỉ mong người hiểu thêm về hình học
Đường vuông gócchỉ tới một điểm thôi
Rất độc đáo và rất TOÁN HỌC nhưng không kém phần TRỮ TÌNH SÂU LẮNG. Chị gọi em là cô giáo tài hoa là đúng rồi. Anh đến với em bằng đường vuông góc ??? Ô. Thế ra chỉ đi qua nhau thôi à ???
ReplyDeleteChị hiểu sai đường vuông góc đó chị ơi . trong tất cả các đường đi từ một điểm nào đó tới một mặt phẳng hay tới một đường thẳng nào đó thì đường vuông góc là đường ngắn nhất đó chị à. em chỉ thích đi trên đường vuông góc thôi thẳng băng lại ngắn nhất gần nhất . không vòng véo . Nếu chọn đường tròn thì suất phát từ đâu lại về nơi đó tốn công hao sức không được gì . đi trên đường hàm số sin cos thì lượn lờ cá vàng lạc hướng xa tít tận vô cùng biết đâu mà định ."Anh đến với bằng đường vuông góc"Tức là anh đã chọn con đường ngắn nhất đến với em , mà không vòng vo tam quốc đó chị ạ . Cảm ơn nhân xét của chị.
ReplyDeleteLần đầu đến thăm nhà bạn,rất ấn tượng với trang blog !
ReplyDeleteMột bài thơ tình chứa nhiều từ ngữ và khái niệm toán học,đúng là cô giáo dạy toán rồi !
Niềm vui xin được nhân hai
Nỗi buồn chia một thương hoài giữ nguyên !
Xin chào anh lý Đức
DeleteMừng anh nay đến nhà
Xin phép tôi hỏi qua
Răng anh ở nơi nao
Tuổi anh giờ là bao?
Nhà tôi hẳn chẳng cao
Rất rộng mời anh vào
Mong anh thường ghé chơi
Ngày nao tôi cũng mời
Cảm nhận lần đầu tiên đặt chân đến blog của Hồng Anh là MỚI LẠ!
ReplyDeleteKhông chỉ thể hiện ở hình thức mà cả về nội dung... Khiến mình rất cảm kích!
.
Chắc Hồng Anh là một giáo viên giảng dạy môn toán?
Không biết mình nghĩ có đúng không?
1- Bài thơ trên là một bài thơ tình được diễn tả bằng ngôn ngữ toán học?
2- Cũng có thể là cách làm một bài toán dựng hình được diễn đạt bằng thơ?
Nếu là trường hợp1: bài thơ làm cho người đọc khó hiểu, vì không phải bất cứ người nào cũng có khả năng cảm nhận về toán học (nhất là những người giỏi về các môn KHXH)
Nếu là trường hợp 2:(theo chú thích) thì chưa ổn - vì không thể dựng ngay qua điểm A một mp P vuông góc với mp Q được! mà trước hết phải dựng một mp P(bất kỳ) giao mp Q và đi qua A. Trên mp P dựng đt (x) đi qua A vuông góc với giao tuyến (y) của P&Q; cắt y tại K .Trên Q, từ K dựng đt (z) vuông góc với y. Từ x&z dựng mp R. Lúc này mp R sẻ vuông góc với mp Q. Trên mp R ta dựng đt AH vuông góc với x. AH chính là khoảng cách từ A đến Q.
...
Đấy là mình biết gì nói nấy - Không dám "múa rìu qua mắt thợ" đâu nha - có gì không phải mong Hồng Anh bỏ qua cho. Mình vui với nhau là chính
.
Bởi vì:
Không chi bằng bạn chung tình
Chia bùi sẻ ngọt như mình với ta
Cuộc đời đẹp bởi muôn hoa
Lòng người đẹp bởi chan hòa niềm vui!
...
Chúc bạn ngủ ngon, mộng đẹp nhé!
Cảm ơn bạn là người rất có trình độ toán học . Đúng là bài này mình dùng thơ diễn tả một bài toán xác định đường vuông góc hạ từ một điểm đến một mặt phẳng. đây chỉ là một trường hợp. Nếu bài toán mà hình vẽ chưa có mp (P) đi qua A và vuông góc với (Q) thì dựng mp(P) như sau
Delete1. Tìm đường thẳng m đi qua A và vuông góc với đường thẳng a mằm trong mp(Q)(m và a chéo nhau)
2.Chiếu vuông góc M lên a cắt a tại E. Khi đó mp(P) là mặt phẳng xác định bới hai đường thẳng m và AE .
Bạn nói thế này
''không thể dựng ngay qua điểm A một mp P vuông góc với mp Q được! mà trước hết phải dựng một mp P(bất kỳ) giao mp Q và đi qua A. Trên mp P dựng đt (x) đi qua A vuông góc với giao tuyến (y) của P&Q; cắt y tại K .Trên Q, từ K dựng đt (z) vuông góc với y. Từ x&z dựng mp R. Lúc này mp R sẻ vuông góc với mp Q.''
Là cách dựng mặt phẳng R qua đi qua A và vuông góc với mp(Q) mà thôi mp (R) chính là mp đi qua 2 đường thẳng x và z cát nhau vì mặt phẳng (Q) chứa y là giao của (P) và (Q) , y vuông góc với x và, y vuông góc với z nên y vuông góc với (R), y lại nằm trong (Q) nên (Q) và (R) vuông góc khi đó trong (R) từ A đựng đường vuông góc xuống z chứ không phái với x như bạn nói vì A nằm trên x rồi .Đường vuông góc dựng từ A cắt z tại H . thì AH là đườn vuông góc cần dựng và độ dài AH là khoảng cách từ A đến (Q).Câu này của bạn sai nhé
"Trên mp R ta dựng đt AH vuông góc với x. AH chính là khoảng cách từ A đến Q."
Vì ;
Đụng đến toán tôi chẳng dám đùa
Sai một li phải đi vạn dặm
Công lao mài miệt chỉ chăm
Bốc hơi bay biến tủi hờn trăm năm
Toán học đứng hàng đầu
Chính xác là tuyệt đối
Tôi đâu dám nóng vội
Giở sách xem lại rồi
Cứ việc áp dụng thôi
Cảm ơn bạn nhiều , rất vui vì nhận xét chân thành của bạn
Tôi lại sang học toán
ReplyDeleteXem lại đường giao nhau
Điểm tuyệt đối ở đâu
Chỉ có trong toán học
.
Còn đường tình lăn lóc
Ừ biết gặp nhau rồi
Trong mặt phẳng không lời
Có thêm đường tiếp nối ...........
.......
Sang nộp đơn xin nhập học lại môn toán -cô giáo ơi-
Vạn vạn đường ngang dọc
DeleteCon đường tình lăn lóc
Chỉ có đường vuông góc
Thẳng tắp lại không xa
Bạn thật là thông minh
Chọn học toán Tự mình
Tôi đây không cần tính
Kết nạp bạn vô ngay
Đường vuông góc là con đường ngắn nhất
ReplyDeleteTừ tim anh chiểu thẳng tới tim em...
Trong hệ tọa độ biến thiên trời đất
DeleteTình đẹp mãi một góc vuông trọn vẹn
Giao tuyến chung em chờ anh điểm hẹn
Từ vô cùng ,anh chiếu vuông góc về em
Cảm ơn Clover đã ghé thăm . chúc ngày cn vui khỏe ..
Đến thăm Anh Nguyen đây. tình anh chẳng tính, chẳng toán gì cả..cứ thế thôi..
ReplyDeleteMừng Anh nay trở lại
DeleteNhà tôi đang trống trải
Anh đến chơi thoải mái
Xin đừng ngần ngại chi
Tôi ở nhà mấy khi
Được trò chuyên với anh
Tôi cảm thấy an lành
Chúc anh mãi khỏe mạnh
Thường đến chơi nhà tôi
Tuổi chiều thả bước rong.
DeleteThấy nhà em cổng mở .
Nhìn quanh chẳng thấy ai.
Muốn vào xin miếng nước.
Chú chó lại nhe răng.
Thôi đành đi nhịn khát....
Nhà tôi ở bên rừng
DeleteSói ác nhiều từng gặp
Nên nuôi chó giữ nhà
Nay gặp anh đi qua
Nên chó nhe răng chào
Người hiền mở cửa vào
Sói ác đóng cửa cao
Anh là bạn thân giao
Xin vô nhà sơi nước
Anh đừng vội quay bước
Chủ nhà buồn chẳng hay
Nếu cuộc đời là một con đường thẳng
ReplyDeleteĐường trung trực giao cắt nhấn điểm yêu
Mà đường đời hình sin lên xuống nhiều
Thì điểm yêu đặt ở đâu cô nhỉ ???
.
Ngày an lành nhé -Hồng Anh -
.
Đường đời là đường hàm số bậc ba
DeleteQua cực đại lại rơi xuống cực tiểu
Còn đường tình yêu sao mà khó hiểu
Uốn vòng vèo đường sin lên xuống nhiều
Xác suất tình yêu khó tính bao nhiêu?
Biến thiên đổi thay mưa nắng sớm chiều
Xác suất một ,phút chốc hóa ra không
Là vậy nên điểm yêu là ảo ảnh
Thật ngưỡng mộ Hồng Anh đã xây dựng Blog thật công phu và rất hay!
ReplyDelete
ReplyDelete(Thêm một bài Thơ hay Toán học)
Ánh xạ cuộc đời đưa anh đến với em
Qua những lang thang trăm nghìn tọa độ
Em số ảo ẩn mình sau số mũ
Phép khai căn em biến hóa khôn lường.
Ôi cuộc đời đâu như dạng toàn phương
Bao kỳ vọng cho khát khao tiến tới
Bao biến số cho một đời nông nổi
Phép nội suy từ chối mọi lối mòn...
Có lúc gần còn chút Epsilon
Em bỗng xa như một hàm gián đoạn
Anh muốn thả hồn mình qua giới hạn
Lại chìm vơi cạn mãi giữa phương trình.
Tình yêu là định lý khó chứng minh
Hai hệ tiên đề chênh vênh xa lạ
Bao lô gic như giận hờn dập xóa
Vẫn hiện lên một đáp số cuối cùng.
Mẫu số niềm tin đâu dễ quy đồng
Phép chiếu tình yêu nhiều khi đổi hướng
Lời giải đẹp đôi lúc do lầm tưởng
Ôi khó thay khi cuộc sống đa chiều.
Bao chu kỳ, bao đợt sóng tình yêu
Anh khắc khoải cơn thủytriều cực đại
Em vẫn đó bờ nguyên hàm khờ dại
Nơi trái tim anh,
Em mãi mãi là hằng số vô biên.
Sưu Tầm
Biến cố nào ...? Em không thể hiểu.
ReplyDeleteVừa ngày qua anh mới nói lời yêu
Mà giờ đây anh đã xa vô cực
Khiến tim em nghẹn ngào đau nhối nhức
Khổ cho em , chẳng tìm ra công thức
Nối lại tình ta nguyên vẹn ban đầu
Biến cố nào ? cho dấu yêu xưa trở lại
Phương trình nào cũng toàn nghiệm ngoại lai
Giới hạn tình ta, em cố tìm hoài.
Dãy số tình yêu cứ mãi nối dài
Lại cao mãi ,dần thành cấp số nhân
Lại chất chồng cho lòng thêm trĩu nặng
Chà chà, Cô giáo giỏi ghê... Vừa thơ hay lại giỏi Toán nữa.. ^^
ReplyDeleteMến mộ cô ghê luôn đó nghen! ^^
DeleteCảm ơn cháu TTB
DeleteCô học toán giờ lại tập làm thơ
Bởi cuộc đời cô có nhiều cái dở
Thơ cô làm còn nhiều bỡ ngỡ
Đừng bảo cô bà già lơ ngơ
Thơ bạn khó bình quá, viết đôi lời tâm sự này thôi.
ReplyDeleteMà này trên G+ của bạn toàn đưa mình về THIÊN ĐƯỜNG BLOG thôi. Nay mới vào được đây vất vả quá bạn ạ. Nhưng cuối cùng cũng gửi được lời com ở bài bạn viết về anh Bá Thanh ấy.
Chúc bạn vui và hạnh phúc nhé.
nếu vào trang thiên đường bạn nhấp chuột vào liên kết ở trên thanh mennu mình có liên kết sang trang hồng anh đó bạn
DeleteCảm ơn bạn đã vất vả tìm đường đến thăm tôi
Mà lại còn bị oan là không thực hiện lời hứa sang thăm nữa chư.
ReplyDeleteDù sao blog của bạn vẫn khó vào hơn các blog khác.
Chúc bạn vui và ăn một cái tết thật to nhé.
Chỉ là bạn đã quên đường
DeleteNhà tôi chào đón bốn phương bạn bè
Tôi đâu ngăn lối rèm che
Ai ai cũng tỏ sao nghe bạn phiền